Bệnh vảy nến và những thông tin cần biết

Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da thường gặp ở người Việt Nam. Bệnh không lây nhiễm nhưng gây ra nhiều khó chịu, làm ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, viêm khớp, nhiễm trùng da...

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số chuyên gia da liễu cho rằng bệnh vảy nến có liên quan đến gene và rối loạn miễn dịch. Từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh so với bình thường.

Những yếu tố về môi trường cũng được coi là nguyên nhân khởi phát, thúc đẩy cũng như làm nặng thêm. Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng được coi là nguyên nhân gây nên bệnh:

- Chấn thương: Vảy nến có thể xuất hiện ở những da bị chấn thương thậm chí cả những vết trầy xước nhẹ.

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm.

- Bệnh vảy nến có thể xảy ra đối với những người có dấu hiệu của stress, luôn trong trạng thái buồn phiền, lo lắng, giận dữ.

- Thời tiết cũng là yếu tố dễ gây bùng phát bệnh vảy nến, đặc biệt là thời tiết lạnh và khô.

- Rượu cùng các chất kích thích như thuốc lá, café cũng có thể gây ra bệnh vảy nến.

Triệu chứng của bệnh vảy nến

Đa số các trường hợp mắc bệnh vảy nến đều không có biểu hiện ngứa. Thường người bệnh chỉ có cảm giác đỏ rát, khô căng vùng da bị bệnh. Tùy theo vị trí xuất hiện và phạm vi tổn thương, có thể chia  thành các thể bệnh riêng biệt:

– Vảy nến thể mảng: Đây là thể vảy nến khá phổ biến với 80% bệnh nhân mắc phải. Biểu hiện dễ gặp nhất là mảng da có đường kính từ 2 – 20cm xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.

– Vảy nến mụn mủ: Xuất hiện mụn mủ ở vùng da tay và chân.

– Vảy nến giọt: Tổn thương có dạng giọt nước kích thước 1 – 10mm xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em, sau đợt viêm họng do Streptococcus.

– Viêm khớp vảy nến: Sưng khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…

– Vảy nến móng: Móng dày, có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.

– Vùng da đầu: Trên da đầu có vảy hoặc những mảng da dày màu trắng bạc.

– Bệnh vảy nến ở nếp gấp: Gặp ở người bị béo phì, tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như nách, háng, mông…

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh viện Đa khoa TPHCM, bệnh vảy nến càng điều trị sớm càng tránh những biến chứng không đáng có. Điều trị vảy nến trong thời kì đầu khá dễ dàng. Khi này, tổn thương chưa nhiều, cấu trúc da chưa bị mất hoàn toàn thì chỉ cần 15 ngày – 1 tháng các triệu chứng sẽ hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên có người mất vài tháng và với thể đặc biệt là vài năm tùy theo thể bệnh.

Khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa bệnh vẩy nến hiệu quả

Để giảm thiểu nhanh nhất các triệu chứng, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kết hợp với vệ sinh để tránh vết thương nhiễm trùng làm kéo dài thời gian điều trị.

Bệnh nhân cần chú ý những điều sau:

- Tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê...).

- Sinh hoạt ăn uống điều độ, vệ sinh thân thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ các vảy và da viêm.

- Đối với người bệnh vẩy nến cần thận trọng với các dễ gây dị ứng như là những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng,... Đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...

- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm... cũng như các loại nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc...

- Bên cạnh đó các loại thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega - 3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm... cũng là cách giúp cơ thể tránh được các loại bệnh bao gồm vảy nến.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TPHCM

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 0286 2857 515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<